Phẫu thuật thay thủy tinh thể là một kỹ thuật rất phổ biến trong nhãn khoa hiện nay. Phương pháp này được tiến hành khi thủy tinh thể bị mờ đục khiến chức năng thị lực bị giảm hoặc mất hoàn toàn (một số trường hợp đặc biệt cũng được phẫu thuật khi thủy tinh thể chưa bị đục nhiều)

Mổ là biện pháp cuối cùng

Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là tình trạng thủy tinh thể bị mờ đục, gây ra những rối loạn thị giác.
Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể.  Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực.
Do đó, áp dụng các kỹ thuật lấy và ghép thủy tinh thể (hay còn gọi là mổ mắt cườm khô) là biện pháp cuối cùng, khi thủy tinh thể đã đục nặng, thị lực kém gây cản trở trong cuộc sống, công việc.

Mổ xong có sáng mắt hẳn?

Đa số người bệnh đến bệnh viện khi ở giai đoạn muộn, rất khó phục hồi thị lực. Một phần vì suy nghĩ đục thủy tinh thể không thể phòng ngừa và làm chậm tiến trình thoái hóa, một phần vì quan niệm cườm còn “non”, đợi già mới phẫu thuật. Có người lại nghĩ mổ sẽ sáng mắt hẳn. Những suy nghĩ này rất sai lầm và là nguyên nhân làm mắt suy giảm thị lực dẫn đến mù lòa.
Nhiều trường hợp phẫu thuật đục thủy tinh thể khi các dây thần kinh thị giác (nhiệm vụ cung cấp thông tin nhìn thấy đến não) đã bị phá huỷ nên dù thủy tinh thể đã được thay được cũng gặp nhiều khó khăn chuyển tính hiệu hình ảnh đến não. Đặc biệt, nếu võng mạc (nơi tiếp nhận ánh sáng hội tụ từ thủy tinh thể) bị tổn thương thì ngay cả khi thay thủy tinh thể nhân tạo, thị lực cũng không thể hồi phục.
Trong quá trình phẫu thuật, tuy phần lõi đã được lấy đi nhưng lớp màng mỏng bao bọc bên ngoài thủy tinh thể (bao sau và một phần bao trước) vẫn được để lại để đóng vai trò nâng đỡ kính nội nhãn. Đó là lý do sau một thời gian nhìn sáng rõ sau mổ, mắt cũng có thể dần mờ trở lại.
Kỹ thuật mổ đục thủy tinh thể và những điều bạn chưa biết 1
Có khoảng 10-15% bệnh nhân sau mổ thay thủy tinh thể mờ mắt trở lại do đục bao sâu, gây giảm thị lực.

Đục thủy tinh thể có thể phòng ngừa

Đa phần mọi đều người nghĩ, đục thủy tinh thể là bệnh diễn tiến tất yếu theo thời gian, mổ thì hết. Nhưng thực tế là sau mổ, mắt sẽ không sáng trở lại như bình thường và có thể phòng ngừa bằng những phương pháp rất đơn giản và hiểu quả.
Cách chăm sóc và bảo vệ mắt nói chung và thủy tinh thể nói riêng tốt chính là nuôi dưỡng từ bên trong và hạn chế các tác nhân bên ngoài làm hại mắt.
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ mới đây đã tìm ra tinh chất Broccophane thiên nhiên giúp tăng Thioredoxin một cách tự nhiên, giúp cân bằng thành phần tỉ lệ các loại protein và trung hòa các chất có hại làm biến đổi cấu trúc protein của thủy tinh thể.
Với những trường hợp được chẩn đoán bị đục thủy tinh thể ở giai đoạn nhẹ, bên cạnh tuân thủ những chỉ dẫn, có theo dõi của bác sĩ nhãn khoa, nên tích cực chăm sóc mắt bằng dưỡng chất chuyên biệt như Broccophane thiên nhiên để kiểm soát và làm chậm quá trình thoái hóa của thủy tinh thể.
Kỹ thuật mổ đục thủy tinh thể và những điều bạn chưa biết 2
Chủ động bảo vệ thủy tinh thể từ sớm để giảm thiểu sự biến đổi cấu trúc và tỉ lệ các thành phần protein, đảm bảo sự trong suốt của thủy tinh thể
Ngoài ra, để bảo vệ mắt, nên chú ý tránh các yếu tố gây hại như: tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng xanh có hại trong tất cả các loại màn hình máy tính, tivi, điện thoai, ánh nắng mặt trời, đèn led; tia cực tím, hóa chất, thuốc lá khói bụi, tia hàn, nguồn nước bẩn, các chấn thương, viêm nhiễm,… Đi khám mắt định kỳ để phát hiện các nguy cơ gây bệnh mắt, phòng ngừa suy giảm thị lực, mù lòa.
Hải My